Trần Văn Phác ( cụ Quản)

THÔNG TIN VỀ noi dung
 
Lúc còn sống thường trú tại: noi dung
 
 
 
 Họ và tên Trần Văn Phác
 Tên tự (hiệu/thụy) Minh Tuấn
 Giới tính nam
 Thuộc đời thứ 9
 Là con thứ hai
 
 Tình trạng noi dung
 Năm sinh Quý Mão 1843
 Năm mất 19/10/1923
 Hưởng thọ 80 tuổi
 An táng tại  
 
VỢ THỨ  HỌ TÊN VỢ NĂM SINH TÌNH TRẠNG
 
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG
noi dung      
 
TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP, CÔNG ĐỨC, GHI CHÚ

Ông Trần Văn Phác tự là Minh Tuấn, sinh năm Quý Mão 1843 là con trai thứ hai của cụ tú tài Trần Ngọc Khuê. Ông theo học quan Tế Tửu Quốc Tử Giám (quản lý điều hành trường Quốc Tử Giám) người làng Vĩnh Trụ. Ông đẹp người, đàn hay lại học giỏi nên được quan Tế Tửu yêu mến đặc cách nhận vào học Quốc Tử Giám ( vì trường chỉ dành riêng cho con của các quan lại trong triều). Vì cần có người ra làm quan nên hàng năm nhà trường có tổ chức thi tuyển thay vì phải đợi 3 năm mới có cuộc thi Hương. Trong kỳ thi Hương năm ấy, ông đỗ toàn thông ( toàn điểm tốt) và được bổ làm Hàn lâm viện Thừa Biện, sau được bổ làm Phiên ty Chánh bát phẩm tỉnh Quảng Trị, rồi lại được bổ làm Tri huyện Minh Linh, rồi làm Phiên Ty thông phán tỉnh Bắc ninh. Đang làm thông phán Bắc Ninh, ông được cử đi tiếp sứ tàu. Mọi việc giao tiếp tiến triển tốt đẹp. Sứ tàu khen ngợi ông trước khi về nước. Triều đình thăng ông làm Tri phủ Trùng Khánh thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lúc này giặc Pháp ồ ạt sang chiếm nước ta, triều đình chia 2 phe : phe chủ hòa và phe chủ chiến. Lạng sơn xa xôi chưa phải đương đầu với giặc. Ông đứng hẳn về phe chủ chiến. Ông đã tích cực vận dộng hào phú nhân sỹ trong vùng ủng hộ triều đình chống Pháp. Ông đã quyên góp được 3000 quan tiền gửi lên triều đình góp vào quỹ quốc phòng. Việc này đã được triều đình đương thời cấp văn bằng chứng nhận đề ngày 15 tháng 10 năm Tự đức thứ 21 . Có văn bản chữ Hán với nội dung dịch ra như sau :

              " Quan hộ phủ Lạng Bình ( Lạng Sơn và Cao Bằng) họ Đặng xét về việc cấp bằng. Căn cứ vào việc Viên Thừa Biện viện Hàn lâm đã mộ quân đánh giặc được thưởng hàm là Trần Văn Phác quê quán ở xã Trình Phố Tổng An Bồi , huyện Chân Định, tỉnh Nam Định đã lạc quyên số tiền là 3000 quan ( ba nghìn quan tiền ) được thưởng phẩm Chánh thất phẩm văn giai để tỏ sự khuyến khích người có lòng nghĩa hiệp nên được cấp bằng. Văn bằng này cấp cho Chánh thất phẩm văn giai là Trần Văn Phác chấp chiểu.

                                   Ngày 15 tháng 10 năm Tự đức thứ 21 "

     Sau đó không biết vì lý do gì ông thôi làm quan trở về quê. Trong khi về quê ông có công dẹp giặc khách quấy nhiễu dân ta trong vùng Kiến Xương và Vũ Tiên, nhờ vậy ông được khôi phục nguyên hàm ( trả lại chức cũ). Làm việc một năm sau ông được thăng hàm Hàn lâm viện Thị Độc, sung chức phó Quản đạo Tân Hóa ( tương đương Phó Tỉnh trưởng  vì đạo là đơn vị hành chính miền núi và trung du tương đương với tỉnh ở miền xuôi). Làm phó Quản đạo Tân hóa, gặp ông Chánh tham lam hà lạm của dân, ông can ngăn không được nên hặc tấu vào triều. Ông Chánh lo sợ bị trị tội nên đã tự vẫn. Tuy việc làm là trong sáng, ngay thẳng nhưng ông tỏ ra rất hối hận. Khi chưa tới 40 tuổi, làm Chánh Thất phẩm, Phó Quản đạo, Hàn lâm viện thị Độc là con đường công danh còn rộng mở  nhưng ông đã xin hồi hưu với lý do : dành thời gian phụng dưỡng song thân. Năm ấy là năm Tự Đức thứ 26.

     Sau ngày ông về hưu, quân Pháp tăng cường xâm lược nước ta, ông mộ được 200 dũng sỹ vừa cày ruộng vừa luyện tập quân sự để cùng với tỉnh huyện bảo vệ xóm làng và sẵn sàng ứng cứu triều đình khi có giặc đến. Việc này đã được triều đình đương thời cấp văn bằng chứng nhận đề ngày 10 tháng 2 năm Tự Đức thứ 28 ( có bản tiếng Hán và bản phiên âm kèm theo. Nội dung tạm dịch như sau :

    " Quan Tổng Đốc hộ lý tỉnh Định An ( Nam Định và Hưng Yên ) họ Nguyễn cấp bằng :

    Nay xét việc Trần Văn Phác hồi tháng 10 năm Tự đức thứ 26 bị mắc bệnh xin về quê quán điều trị. Đến khi thành Hà nội gặp nguy, viên chức này đã tập hợp được 200 quân nghĩa dũng. Đến ngày 19 tháng ấy được quan tỉnh cấp cho văn bằng làm công vụ ở phủ Kiến xương và đem quân nghĩa dũng sẵn sàng ứng chiến. Đến tháng 11, bọn giặc cướp đến địa phận xã ấy đốt nhà cướp của. Viên chức này đem quân về hợp lực cùng với thân hào và nhân dân chống giặc giữ làng. Hiện đã có ghi trong án văn. Lần này viên chức ấy đem văn bằng lên quan tỉnh để sai phái. Nay việc đã thư, đề nghị Lại bộ xét. Vậy cấp văn bằng này để vào kinh dô đợi lệnh. Có 4 người đi theo.

     Văn bằng này cấp cho viên nguyên Tri phủ Trường Khánh là Trần Văn Phác chấp chiểu.

                                Ngày 10 tháng 02 năm Tự đức thứ 28         "

    Với việc họ, ông chấn chỉnh lại các việc tang chế, cưới hỏi cho phù hợp với lễ nghi phong tục hơn nhằm xây dựng nền luân lý vừa nghiêm khắc vừa hồn hậu. Ông lo trùng tu bái đường, dựng bia kỷ niệm, trong đó có lời nguyện ước  :" Tôi mong sau này ba ngành họ ta sẽ xum họp lại." Ngày nay quan viên họ Trần đã thực hiện được theo ý nguyện của ông, 3 chi họ Trần đã tìm lại với nhau, họ Trần ta từ đó có 3 chi.

    Khi song thân qua đời, ngày nào ông cũng cúng cơm hai bữa. Có cơm mới, có của ngon vật lạ ông đều cúng gia tiên sau mới thừa hưởng. Với kiến thức về phong thủy, địa lý, sau mỗi cơn mưa ông thường ra ngoài quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hướng lưu thông của nước trên mặt đất để tìm cát địa an táng song thân cho yên ổn.

    Ông lập hội từ thiện, cho người đi nhặt những nấm mồ vô chủ  tập trung vào một khu đất nhất định gọi là mả am, xây miếu thờ gọi là miếu Âm hồn, trí ruộng cho người cày cấy lấy hoa lợi lo việc cúng ngày tư, ngày rằm giúp những linh hồn không có người thờ cúng bớt lạnh lẽo.

    Gặp năm mất mùa dân nghèo túng đói,  ông thường cho người nhà nấu cháo phát chẩn cho cả thôn. Người đến lĩnh chẩn lên đến cả trăm người.

    Ông lấy bà Nguyễn Thị Cư con ông Tú tài Nguyễn xuân Canh người làng Thái cao sinh 2 con trai là Trần Văn Phan và Trần Văn Kỷ

   Ông lấy bà thứ thất Bùi Thị Huệ cùng làng sinh 3 con trai là Trần Hiến Bạch, Trần Văn Cài, Trần Văn Tuân và con gái là Trần Thị Liên ( còn gọi là bà Tố) lấy ông Tú tài Phạm Xuân Thưởng người làng Nam Huân.

   Ông lấy bà thứ thất là Trần Thị Di người làng Đông Thành Tiền Hải sinh con trai là Trần Văn Vỹ.

   Khi ông học Quốc Tử Giám ra, nhà vua có cho một người cháu là bà Công Tôn Đạo ( đã lớn tuổi)là con đức Diên quốc công đi theo để nâng khăn sửa túi khi làm quan xa nhà. Các con ông rất kính nể và gọi là bà cụ Kinh . Ông Trần Văn Cài được giao cấy ruộng và lo giỗ bà cụ Kinh.

    Ông Trần Văn Phác mất ngày 19 tháng 10 hưởng thọ 80 tuổi.

    Bà Nguyễn Thị Cư mất ngày 29 tháng 8 hưởng dương 40 tuổi

   Bà Bùi Thị Huệ mất ngày 17 tháng 2 hưởng thọ 84 tuổi

   Bà Trần Thị Di mất ngày 13 tháng giêng hưởng thọ 84 tuổi

   Bà Kinh mất ngày... ?

noi dung

Thiết kế bởi: Vinatechweb.com