Trần quý công húy Cửu

THÔNG TIN VỀ noi dung
 
Lúc còn sống thường trú tại: noi dung
 
 
 
 Họ và tên Trần Quý Công húy Cửu
 Tên tự (hiệu/thụy) Huê Dịch
 Giới tính nam
 Thuộc đời thứ 5
 Là con thứ  
 
 Tình trạng noi dung
 Năm sinh  
 Năm mất 13 THÁNG 9
 Hưởng thọ  
 An táng tại  
 
VỢ THỨ  HỌ TÊN VỢ NĂM SINH TÌNH TRẠNG
 
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG

1

2

3

Trần Kim

Trần Bá Can

Trần Quốc Dương

 

   
 
TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP, CÔNG ĐỨC, GHI CHÚ
Ông Trần Quý Công húy Cửu lãnh chức Tổng trưởng An bồi nên còn được gọi là cụ Tổng Cửu.

Là con một túc nho, ông có tài xem tướng. Công việc làm ăn trong nhà ông đã thực sự ổn định và phát triển mạnh mẽ, gia tư vào hàng giàu có trong vùng. Quan hệ giao lưu bạn bè đã rộng rãi. Trong dân gian chợ búa đông vui, cuộc sống có nhiều màu sắc. Các ngày lễ hội được tổ chức linh đình tấp nập thu hút nhiều du khách xa gần về dự. Làng Trình phố đã thực sự trở thành làng quê hoàn chỉnh trong vùng.

Chuyện kể rằng :

Ông Phạm Đình Sỹ  quê làng Bác Trạch, nay là xã Vân Trường Tiền Hải, tính khí ngang tàng, nóng nảy thường gây ra những chuyện bất bình cho xóm làng. Dân làng cũng như lý dịch rất khó chịu về ông mà không làm sao cho ông thay đổi tính nết được. Trong dân làng bàn tán  xôn xao dư luận là có người dọa giết ông hoặc đào mả bố ông đổ xuống sông để ông chừa thói ngang tàng. Tuy tính khí ngang tàng không sợ ai nhưng trước tin đồn như vậy ông cũng phải lo sợ. Ông thực sự không biết làm cách nào cho ổn, mà việc đó rất có thể xảy ra, không biết ai mà trả thù ! Việc để đụng chạm đến mồ mả cha ông là việc đặc biệt cấm kỵ.

Sau nhiều ngày thao thức, ông tìm đến dốc bầu tâm sự với ông Tổng Cửu để ngỏ lời nhờ nhà ông Tổng làm chỗ nương thân. Ông Tổng đã vui vẻ dung nạp ngay. Thời gian không lâu, hai người tỏ ra rất tâm đắc. tuy vậy trên nét mặt của ông Sỹ  vẫn thể hiện nét buồn do không an lòng với phần mộ thân sinh. Đoán biết tâm trạng của bạn, ông Tổng đã thể hiện sự thông cảm và chủ động nói :" công việc không có gì là khó, tuy vậy phải tự tay anh làm mới xong. Nhằm một đêm sáng trăng, anh lẻn về đào lấy hài cốt thân phụ mang vào đây, tôi lo liệu mai táng cho cụ là yên mọi chuyện chứ gì . "

Ông Phạm dình Sỹ nghe lời bạn, nhưng đáng tiếc là khi mang gói hài cốt thân phụ chưa ra khỏi làng thì trời đã sáng. Ông vội vàng dúi gói xương vào một bụi dứa rồi lặng lẽ trở về nhà ông Tổng. Đêm hôm sau ông trở lại lấy gói hài cốt thì thật bất ngờ: Chỗ để gói hài cốt đêm qua nay đã trở thành đống đất lớn. Ông vừa đi vừa chạy đến hà ông Tổng và kể lại sự tình với sự lo lắng tột cùng : "  Hỏng bét rồi anh aj, hài cốt không thấy mà chỉ thấy đống đất lù lù !. ". Ông Tổng ôm chầm lấy bạn và mà nói bằng một giọng đầy mừng rỡ : " Hay lắm, hay lắm ! tôi thật sự mừng cho anh và cho cả con cháu anh sau này. Vậy là trời đã tìm ngôi đất tốt táng cho thân phụ anh rồi. Đúng như sách dạy :" Họa trung hữu phúc, phúc trung hữu họa.", anh hãy vui lên đi. !

Từ đó hai người thanh thản trà rượu lu bù quên cả thời gian.

Tháng giêng năm sau, hai người rủ nhau đi xem chọi gà ngày 7 tháng giêng tại chợ huyện. Trong không khí đông vui náo nhiệt của ngày hội, mọi người thân mật chào hỏi nhau thân mật thì mấy người lính đi nghênh ngang như đi chỗ không người, trên chọc đàn bà con gái. Chúng đã buông lời vô lễ với ông Tổng Cửu. Tuy ông rất khó chịu nhưng ông nín lặng bước qua. Đi sau, vốn tính nóng nảy, thấy chuyện bất bình không tha, ông Phạm Đình Sỹ lên tiếng răn đe mấy tên lính. Chúng không những không nghe mà còn gây sự với ông. Không kìm chế được, ông vác ghế hàng nước đánh mấy tên lính, chẳng may vào chỗ hiểm, một tên lính lăn ra chết. Sự việc trở nên nguy hiểm !

Chuyện xảy ra là do mấy người lính đó là nhóm người đi theo hầu  ông Quận Kiệu họ Bùi ( làm nhiệm vụ chỉ huy đội quân khiêng kiệu cho chúa Trịnh) về quê chơi . Là đội quân thân tín của chúa Trịnh nên cậy thế chúa chúng làm càn, gây nên bao chuyện động trời trong kinh thành nên gọi là :" kiêu binh ". Khi về thôn quê chúng vẫn mang theo thói quen đó.

Trước việc án mạng xảy ra như thế, chắc chắn người gây ra sẽ phải chịu trọng tội với triều đình.

Ông Tổng Cửu gọi ông Phạm đình Sỹ ra nói thầm  : “ Tôi xem tướng anh sau này sẽ làm nên khanh tướng. Nếu để anh dính vào chuyện này chắc là phải trọng tội thì thật uổng phí ! Bây giờ anh hãy trốn đi, sau này có thời cơ mà lập công danh. Tôi sẽ đứng ra nhận tội, nhà tôi có sẵn tiền bạc, tôi bỏ ra lo liệu, mọi việc sẽ đâu vào đấy, anh cứ yên tâm.

          Ông Sỹ được ông bà Tổng Cửu chu cấp tiền bạc làm lộ phí đi  nơi khác làm ăn. Thời gian sau ông Tổng Cửu bị kêu án ở Nam Định. Ông bà Tổng ba lần chở tiền bằng thuyền sang Nam Định chạy án, qua bến đò Mom Rô đều bị người họ ngoại đón đường cướp hết. Lỡ việc, ông Tổng Cửu bị xử và thụ hình ở Nam Định.

Nói về ông Phạm Đình Sỹ, sau này là kỳ tướng của ông Phạm Đình Trọng đi đánh Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương. Lập chiến công hiển hách. Nhờ chiến công này, ông phạm Đình Trọng được phong hàm Thượng Thư và ông Phạm Đình Sỹ được phong Viêm Quận Công, còn gọi là Quận Ngọc. Khi mất được truy tặng tước Vương, hưởng lễ quốc táng và xây đền thờ ở quê nhà, nay vẫn còn

          Khi có công trạng lại được phong hàm Quận Công là vô cùng cao quý. Lúc có được vinh hiển tột cùng, ông phạm Đình Sỹ chạnh lòng nhớ tới vụ án hội chọi gà năm xưa mà ngậm ngùi, cảm kích trước tấm lòng hy sinh cao cả của ông Tổng Cửu, nhờ đức hy sinh này mà ông có được ngày hôm nay. Không chần chừ ông vội tâu bày đầy đủ hành động phạm tội của mình năm xưa và minh oan cho bạn. Nhà vua lắng nghe tường tận sự việc và tỏ ra cảm động, tuyên bố tha bổng cho ông và còn truy tặng cho ông Tổng Cửu hàm : Hoàng Lang Gia, Thí tướng sỹ Hầu

Khi ông Quận Ngọc chết, được triều đình cho hưởng quốc tang và cấp tiền bạc xây đền thờ ở quê nhà bằng đá ong rất kiên cố, hiện vẫn còn nguyên vẹn.

          Ông bà Tổng Cửu sinh ra ba người con trai là Trần Kim, Trần Bá Can và Trần Quốc Dương và nhiều con gái. Hai con của ông Tổng Cửu đang làm quan: ông Trần Bá Can giữ chức tri phủ, ông Trần Quốc Dương giữ chức Viêm Thiêm sự thuộc bộ Lễ trong triều, trông coi việc giữ gìn gia đạo cho hoàng tộc.

          Hai gia đình cũng kết thông gia, Viêm Thiêm sự Trần Quốc Dương lấy con gái Viêm quận công Phạm Đình Sỹ.

.

Một điều thật đáng tiếc là trong 3 anh em có sự bất hòa nào đó mà người anh cả là ông Trần Kim đã tách ra thành lập một họ Trần riêng cho gia đình mình kéo dài cho mãi đến những năm cuối thế kỷ thứ 20. Trong khi tôn tạo bái đường, đọc trong cuốn văn bia do ông Trần Văn Phác hậu duệ đời thứ 9 là nguyên Chánh Thất phẩm Quản đạo Tân hóa soạn thảo có ghi : ”… Tôi mong sau này ba ngành xum họp lại” . Sau này quan viên hai họ ngồi lại nghiên cứu cốt chủ hai nơi và thống nhất đúng như văn bia đã nói, nên cùng nhau xum họp một nhà cho vui vẻ, thỏa mãn lòng mong mỏi của tiền nhân.

 

Từ đây, họ Trần có 3 chi :

  • Tổ chi trưởng là ông Trần kim
  • Tổ chi thứ hai là ông Trần Bá Can
  • Tổ chi thứ ba là ông Trần Quốc Dương tức Tổ Thiêm.

Ông Tổng Cửu mất ngày 13 tháng 9

Bà  Đỗ Thị... mất ngày 13 tháng giêng.

Thiết kế bởi: Vinatechweb.com