THÔNG TIN VỀ noi dung | |||||||||||||||||||||||||
Lúc còn sống thường trú tại: noi dung | |||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||
TIỂU SỬ, SỰ NGHIỆP, CÔNG ĐỨC, GHI CHÚ | |||||||||||||||||||||||||
ông Trần Bình Quan sinh năm Bính Tý 1876 là con trai thứ 3 của cụ Trần Văn Pháp. Thân phụ ông mất sớm, còn nhỏ ông đã có tư chất thông minh và khôn ngoan hơn bạn bè cùng lứa. Năm 31 tuổi ông đỗ tú tài trong khoa Bính ngọ 1906. Năm 34 tuổi ông đỗ tú tài lần thứ 2 trong khoa Kỷ Dậu 1909. Từ đó dân làng gọi ông là ông cụ kép thể hiện sự kính nể người có học. Ông được bổ làm chức Giáo thụ ( tương đương trưởng phòng giáo dục quận/ huyện bây giờ). Ông mải đánh tổ tôm nên đến nhận nhiệm sở muộn, bị cấp trên từ chối, ông về nhà mở trường dạy học. Đến khi có phong trào Tây học, ông đi học chữa Tây và quốc ngữ, được bổ làm Tổng sư ( giáo viên hàng tổng), dạy học ở làng Công Bồi. Ông dạy học tốt, lại có uy tín với lý dịch, ông được nhà nước tặng hàm Hàn Lâm Viện Cung Phụng. Từ đó dân làng lại gọi ông là Cụ Hàn hoặc cụ kép. Ông có ti1cnh tình vui vẻ, sống chan hòa với mọi tầng lớp. Ông lấy bà Hà Thị Tý ở làng An Bồi, sinh 4 con trai là Trần Sỹ Khuyến, TRần Sỹ Cánh, TRần Văn Miên ( mất sớm) và TRần Sỹ An và 3 con gái là TRần Thị Nghĩa; Trần Thị Tia; Trần Thị Bích . Ông lấy bà thứ hai là Lê Thị Cô quê làng Diêm trì sinh con trai là Trần Sĩ Vọng và con gái là Trần Thị Mít Ông mất ngày 16 tháng chạp hưởng thọ 67 tuổi Bà Hà Thị Tí mất ngày 06 tháng 6 năm 1960 Bà lê Thị Cô mất ngày 16/01/1969 |
|||||||||||||||||||||||||
noi dung |