nguồn gốc của các triều đại nhà Trần

NGUỒN GỐC VÀ ĐÔI NÉT HỌ TRẦN

Nguồn: wiki

 

Nguồn gốc

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Minh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định), Đến đời Trần Hấp dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[1]

Căn cứ vào gia phả họ Trần ở Nhạc Dương do thống tôn đời thứ 27 Trần Định Nhân còn lưu giữ được thì gốc tích xa xưa từ đời Chiến quốc, họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc). Năm 227 trước công lịch, Phương chính hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà, vì mâu thuẫn giữa người Hán và người Bách Việt ông đã theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam. Tự Minh được vua An Dương Vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba, cùng Cao Lỗ giúp vua chống lại Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc. Dòng họ này qua 700 năm ở Kinh Bắc phân ra nhiều nhánh, nhưng dòng thống tôn đến đời Trần Tự Viễn (582 - 637) nổi lên như một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu.

Trần Quốc Minh khi dời từ An Sinh (Quảng Ninh) về Tức Mạc (Nam Định) lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp dời mộ cha sang sinh sống tại Long Hưng (Thái Bình) sinh ra Trần LýTrần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa (sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự KhánhTrần Thị Dung. Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An BangTrần Thủ Độ.[2].

Nguồn gốc tên

 

Một công trình trong quần thể đền Trần, Nam Định, Việt Nam

Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép. Con ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo), được phiên theo chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ Cảnh. Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".

Từ thế hệ thứ hai, nhà Trần nắm quyền cai trị nên mới đặt theo các tên đời sau thường biết tới.

 

Thiết kế bởi: Vinatechweb.com